Quy định pháp luật và hậu quả pháp lý của việc “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” (2024)

Quy định pháp luật và hậu quả pháp lý của việc "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản"

Quy định pháp luật và hậu quả pháp lý của việc “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” (1)

VANTHONGLAW-Tỉlệ thuận với sự phát triển của đời sống, kinh tế, xã hội là tần suất xuất hiệnngày một dày đặc hơn của nhóm người xấu tìm cách dùng mọi thủ đoạn để lấy đitài sản của người khác. Trong đó phải kể đến hành vi “lạm dụng tín nhiệm chiếmđoạt tài sản” gây ra nhiều thiệt hại lớn – nhỏ đối với người dân, làm mất trậttự, an ninh xã hội. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định đối với tội danhnày tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Bài liên quan:

>>> Khi nào được xem là phòng vệ chính đáng?
>>> Không cứu giúp người bị nạn có thể bị phạt đến 07 năm tù
>>> Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự theo Bộ luật Hình sự hiện hành
>>> Các hành vi được xem là bạo lực gia đình và quy định xử phạt người có hành vi bạo lực gia đình
>>>
Hợp đồng mua bán đất không được công chứng, chứng thực có được Toà án công nhận?

1.Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là gì? Dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụngtín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Căncứ khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy địnhvề tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cụ thể như sau:

“1. Người nàothực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trịgiá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưngđã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kếtán về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170,171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạmhoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ,thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03năm:

a) Vay, mượn,thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hìnhthức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đóhoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tìnhkhông trả;

b) Vay, mượn,thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hìnhthức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến khôngcó khả năng trả lại tài sản.”

Từ đó có thể hiu một cách ngắn gọn, “lạmdụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” là việc vay, mượn, thuê tài sản của ngườikhác hoặc nhận được tài sản của người khác thông qua hình thức hợp đồng nhưngcố tình không trả hoặc đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đếnkhông có khả năng trả lại tài sản đó.

Dấu hiệu của tộiphạm này là dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốnđể chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dùcó điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bấthợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếmđoạt tài sản được thực hiện do cố ý, với mục đích muốn chiếm đoạt được tài sản.

Trong đó, thủ đoạn gian dối được thểhiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tàisản.

Ngoài ra, người không dùng thủ đoạngian dối mà sau khi đã nhận được tài sản thông qua hợpđồng vay, mượn, thuê rồibỏ trốn với ý chí chiếm đoạt tài sản, không muốn trả lại tài sản thì cũng là hành vi lạm dụng tínnhiệm chiếm đoạt tài sản.

Khi đánh giá hành vi bỏ trốn của ngườivi phạm cần phải xemxét một cách khách quan và toàn diện. Nếu người nhận tài sản trốn hoặc tránh mặt chủ sở hữu hoặcngười quản lý tài sản vì nguyên nhân khác thì không được coi là bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.Tuy nhiên, để chứng minh người đó có bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản hay khôngvẫn là vấn đề còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng.

2.Hình phạt của tộilạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Tuỳ vào từng vụ việc cụthể tính chất mứcđộ hành vi vi phạm mà người phạm Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cóthể bị phạt vi phạm hành chính đến 6.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03năm hoặc phạt từ 6 tháng đến 20 năm.

Điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ có quy địnhnhư sau:

"1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

...

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;"

Theo đó, mức phạt hành chính đối với hành vi này là từ 2.000.000 đồng đến3.000.000 đồng. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lầnmức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tàisản có thể bị phạt hành chính đến 6.000.000 đồng.

Về mức xử lý hình sự, Điều 175 Bộ luật Hình s2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định 04 khung hình phạt đối với hành vi này, cụ thể như sau:

Khung 1:Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Đốivới người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồngđến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạmhành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc vềmột trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và290 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, chưa được xóa án tích mà còn vi phạmhoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Khung 2:Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

Đốivới người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặclợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trậttự, an toàn xã hội;
- Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3:Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm

Đốivới người phạm tội lạmdụng tín nhiệm chiếmđoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung 4:Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm

Đốivới người phạm tội lạmdụng tín nhiệm chiếmđoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, với hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị phạttiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hànhnghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phầnhoặc toàn bộ tài sản.

Trênđây là một số quy định pháp luật và hậu quả pháp lý đối với người phạm tội “lạmdụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Quang Sáng

---

Khách hàng có nhu cầu"Tư vấn pháp lý doanh nghiệp; làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm nhà đất, sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng; hợp thức hóa nhà đất; đăng ký thành lập doanh nghiệp...", vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT VẠN THÔNG

Địa chỉ:284 Lê Văn Quới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM

SĐT:(028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001

Email:info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com

Tra cứu pháp luật miễn phí:http://www.luatvanthong.com

BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ

LUẬT VẠN THÔNG

Quy định pháp luật và hậu quả pháp lý của việc “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” (2024)
Top Articles
Latest Posts
Article information

Author: Merrill Bechtelar CPA

Last Updated:

Views: 5699

Rating: 5 / 5 (70 voted)

Reviews: 93% of readers found this page helpful

Author information

Name: Merrill Bechtelar CPA

Birthday: 1996-05-19

Address: Apt. 114 873 White Lodge, Libbyfurt, CA 93006

Phone: +5983010455207

Job: Legacy Representative

Hobby: Blacksmithing, Urban exploration, Sudoku, Slacklining, Creative writing, Community, Letterboxing

Introduction: My name is Merrill Bechtelar CPA, I am a clean, agreeable, glorious, magnificent, witty, enchanting, comfortable person who loves writing and wants to share my knowledge and understanding with you.